95 lượt mua
Trang chủ/ Khô hạn, Xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long - Cơ sở Lý luận và thực tiễn
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | 2017 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 544 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-73-5288-3 | Mã ISBN Điện tử: |
Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ gây nên Nước biển dâng (NBD) ngày càng cao, cùng với khô hạn, gió chướng, dòng chảy các con sông bị khô kiệt thì tất yếu là gây nên hiện tượng Xâm nhập mặn (XNM) ngày càng sâu vào nội đồng cho những vùng thấp trũng.
Các nhà khoa học cho rằng: Hiện tượng Trái đất nóng lên đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về trung bình nhiệt độ thế giới cho biết trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn một thế kỷ qua, tức là bắt đầu vào những năm 1900, cùng thời điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. Càng ngày, càng nhiều nhà khoa học trên thế giới tin chắc rằng trái đất đang nóng lên là do con người gây ra. Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ gây nên Nước biển dâng (NBD) ngày càng cao, cùng với khô hạn, gió chướng, dòng chảy các con sông bị khô kiệt thì tất yếu là gây nên hiện tượng Xâm nhập mặn (XNM) ngày càng sâu vào nội đồng cho những vùng thấp trũng.
Việt Nam có một đường bờ biết rất dài, quanh co khúc khuỷu, vì vậy, khả năng sạt lở bờ biển, cửa sông kể cả cửa sông ở Miền Trung là rất lớn, làm cho công việc làm ăn của bà con miền Trung vốn đã khó khăn nay càng khó thêm
Nhiều nhà khoa học cho rằng: "Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, ngăn ngừa những tác động có hại của nó là là một cuộc chiến đấu chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia phải chung tay góp sức. Ý thức được là một trong những nước chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, XNM, Việt Nam đã sớm tham gia, phê chuẩn và thực hiện Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu, trong đó Nghị định thư Kyoto của công ước nhằm góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu". Xin lấy những lời trên như là lời kết và cũng xin nhắn nhủ với tất cả mọi người: để ngăn chặn thảm họa nhiệt độ trái đất nóng lên, chúng ta phải tích cực giảm lượng khí thải CO2; chúng ta phải hành động vì chính môi trường sống của chính chúng ta.
Bình luận