95 lượt mua
Trang chủ/ Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam (Sách tham khảo)
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | 2017 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 14.5 x 20.5 | Số trang: | 298 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-73-5493-1 | Mã ISBN Điện tử: |
Nội dung quyển sách gồm 4 chương:
Chương 1. LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN LUẬT, ĐA DẠNG HÓA PHÁP LUẬT (LEGAL PLURALISM) VÀ CẤY GHÉP LUẬT (LEGAL TRANSPLANTS)
Chương 2. TẬP QUÁN PHÁP, TIỀN LỆ PHÁP
Chương 3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ NHU CẦU BỔ SUNG NGUỒN LUẬT
Chương 4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, YÊU CẦU, CÁCH THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI ĐA DẠNG HÓA NGUỒN LUẬT VÀ ÁO DỤNG LUẬT TẬP QUÁN, ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM.
Nhu cầu đa dạng hóa hình thức pháp luật đã nhận sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, nhất là các nhà lập pháp. Theo Đánh giá về nhu cầu cải cách pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận ra sự bất cập về nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành nên đã đưa ra kiến nghị cho việc áp dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu để áp dụng tập quán pháp, tiền lệ pháp hay án lệ được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học. Nhằm góp phần vào các công trình nghiên cứu đó, quyển Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam này đánh giá nhu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay trong việc đa dạng hóa hình thức pháp luật; nhận thức về xu hướng thế giới trong việc đa dạng hóa nguồn luật trong hệ thống pháp luật quốc gia; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đa dạng hóa nguồn luật tại Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả cũng hình thành cơ sở luận mang tính xây dựng nguyên tắc cho việc công nhận luật tập quán và tiền lệ như một hình thức pháp luật chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như việc xây dựng cơ chế cho việc áp dụng các hình thức pháp luật này.
Bình luận