95 lượt mua
Trang chủ/ Thoại Sơn trên đường phát triển bền vững
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | Loại sách: | Sách giấy; | |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 728 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: |
Khu di tích Óc Eo là nơi có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Bên cạnh đó, trong chiều dài lịch sử, vùng đất này luôn được khai phá, mở mang bởi các cộng đồng dân cư người Việt, người Hoa, người Khmer, ...
Cuốn sách được cấu trúc thành 8 chương, giới thiệu đầy đủ các kết quả nghiên cứu của đề tài từ đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa, chính trị - xã hội đến định hướng không gian phát triển kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn và các giải pháp phát triển bền vững Chương 1. Quá trình phát triển vùng đất và cộng đồng dân cư Chương 2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường Chương 3. Kinh tế Chương 4. Văn hóa Óc Eo qua di tích, di vật trên vùng đất Thoại Sơn Chương 5. Văn hóa Chương 6. Chính trị - xã hội Chương 7. Nguồn lực phát triển và lợi thế so sánh Chương 8. Định hướng tổ chức không gian phát triển theo hướng bền vững.
Thoại Sơn là địa bàn chiến lược, quan trọng cả về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái của tỉnh An Giang. Thoại Sơn gắn liền với văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam, nơi giới khoa học lịch sử và khảo cổ trên thế giới biết đến với hệ thống di chỉ khảo cổ dầy đặc. Đặc biệt di chỉ Óc Eo, di chỉ khảo cổ học đầu tiên thuộc nền văn hóa này được phát hiện và trở thành tên gọi chung cho cả một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng trên thế giới. Khu di tích Óc Eo là nơi có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Bên cạnh đó, trong chiều dài lịch sử, vùng đất này luôn được khai phá, mở mang bởi các cộng đồng dân cư người Việt, người Hoa, người Khmer, ...
Bình luận